[ad_1]
Đồng tình với nhiều Đại biểu Quốc hội, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng, chúng ta cần có những biện pháp đột phá trong thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để có nguồn lực phát triển đất nước trong hàng chục năm tới.
Chủ trương thành lập các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt hay các đặc khu kinh tế cũng nhằm mục đích này. Những thực tiễn cũng đã có nhiều dự án có chủ trương đúng nhưng lại thất bại gây nhiều tổn thất do khâu tổ chức, thực hiện.
Do đó, dù là dự thảo luật đã có tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, có điều chỉnh và tôi phát biểu tán thành những chỉnh sửa đó, nhất là về đất đai, về nhà ở và tôi không tán thành đề nghị ưu đãi nhiều hơn về vấn đề này.
Đại biểu này đề nghị bỏ thời hạn giao đất 99 năm bởi không có vòng đời dự án đầu tư nào dài như vậy. Thời hạn này, thực chất là ưu đãi bổ sung để nhà đầu tư chuyển nhượng sau khi khai thác xong hoặc thay đổi dự án giữa chừng mà không phải thu hồi đất.
Ngoài ra, quan điểm đề án cho rằng khi dành nhiều ưu đãi sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền thì chỉ đúng một nửa khi có những quốc gia đến, đi chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế, nhưng có quốc gia lại cần tài nguyên, lãnh thổ nước khác.
Cũng theo ông, dự luật hiện dành nhiều ưu đãi khá dễ dãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, ban soạn thảo cần rà soát chặt chẽ nhà đầu tư chiến lược, để đặc khu thu hút nhà đầu tư công nghệ cao lựa chọn đặc khu chứ không chỉ thu hút các nhà đầu tư bất động sản, casio. Lộ trình thành lập các đặc khu chỉ nên làm trước 1 đặc khu để rút kinh nghiệm chứ không nên làm đồng loạt.
“Lò nóng lắm rồi, không ai muốn có thêm củi sau khi 3 đặc khu ra đời. Do đó, chúng ta làm luật rồi mới xem xét nghị quyết lập đặc khu, bộ phận đại biểu chưa kịp xem xét hết. Vì vậy, chúng ta nên thông qua luật này trong kỳ họp tới cùng với đề án lập 3 đặc khu như thế cử tri sẽ yên tâm hơn”, ông Nghĩa nói.
Theo Nhịp sống kinh tế
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found