[ad_1]
Làn sóng này được dự báo sẽ bước sang kỷ nguyên mới với nhiều thương vụ mới, đồng thời ẩn chứa nhiều điều ngoài sức tưởng tượng.
5 lĩnh vực trọng tâm tạo “sóng” M&A
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam đang diễn ra ở TP.HCM chiều 8/8, ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, cho biết 10 năm qua Chính phủ rất quan tâm đến thị trường trường mua bán – sáp nhập (M&A), bởi đây là hoạt động kinh doanh bình thường như các lĩnh vực khác.
Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, mở ra cơ hội hết sức to lớn để thu hút vốn FDI, mở rộng cửa cho hoạt động M&A, góp phần đẩy nhanh quá trình này thành công sớm hơn mong đợi.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, trong quá trình này, Chính phủ một mặt liên tiếp xử lý những doanh nghiệp yếu kém và mặt khác phải nâng cao năng lực sản xuất. Cả 2 hoạt động này, M&A đều mở ra cơ hội rất lớn cho mọi doanh nghiệp trên thị trường.
“Sắp tới đây lĩnh vực M&A sẽ đến từ 5 lĩnh vực tái cơ cấu trọng tâm. Đó là: tài chính – ngân hàng; tái cơ cấu các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân); cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu các công ty nông – lâm trường (bằng cách cho phép cổ phần hoá hoặc thành lập công ty TNHH 2 thành viên); cổ phần hoá các đơn vị công lập”, Phó Thủ tướng thông tin.
“Điểm khác biệt của quá trình tái cơ cấu lần này là số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá ít nhưng tổng giá trị rất lớn, trong khi trước đây nhiều doanh nghiệp nhưng tổng giá trị thấp. Đây sẽ là một trong những mối quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đang thúc giục, thực hiện chế tài nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hoá phải niêm yết trên thị trường chứng khoán để tạo tính minh bạch và cơ hội mới cho nhà đầu tư trong và ngoài nước”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói thêm.
Để làm được quá trình này, Chính phủ vẫn kiên định và quyết tâm thực hiện củng cố, ổn định nền kinh tế vĩ mô; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh theo hướng tháo gỡ nhiều nút thắt trên thị trường hiện nay. Đặc biệt, Chính phủ đang tích cực cắt giảm nhiều thủ tục kinh doanh nhằm tạo điều kiện thông thoáng nhất cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào thị trường BĐS
Đối với lĩnh vực bất động sản, theo báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc Diễn đàn mua bán, sáp nhập Việt Nam (MAF), trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 3,35 tỷ USD, bằng 139% cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành bất động sản chiếm ưu thế với tỷ trọng 66,75%; tiếp theo là ngành tài chính ngân hàng (19,06%) và sản xuất công nghiệp (9%).
Cũng theo các nhà nghiên cứu MAF, trong đó hầu hết giao dịch trong lĩnh vực bất động sản hướng tới các dự án bất động sản ở khu vực thành thị lớn hoặc đô thị mới phát triển, nơi tập trung dân cư, các dự án nghỉ dưỡng, các khách sạn ở vị trí trung tâm. Nguồn vốn M&A đang đổ vào thị trường địa ốc Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang tăng mạnh trong giai đoạn tới.
Trước đó, trong năm 2017, ngành bất động sản chỉ đứng thứ hai về tỷ trọng giá trị M&A, đạt 27%. Theo các chuyên gia của MAF, những ngành đang được quan tâm và M&A nhiều nhất hiện nay là những ngành quan trọng trong việc tiếp cận thị trường 95 triệu dân của Việt Nam.
Nhận định về thị trường bất động sản nửa đầu năm 2018, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam, cho rằng nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thị trường trong nước theo chiều hướng tích cực và thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI. Đây là sự khởi đầu khá thuận lợi cho năm 2018 với những diễn biến đầy hứa hẹn trên mọi phân khúc bất động sản.
“Việt Nam là một thị trường mới nổi có mức tăng trưởng vượt bậc so với các nơi khác trong khu vực. Hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp”, ông Stephen Wyatt – Tổng giám đốc Jones Lang LaShalle Việt Nam nhấn mạnh và cho biết thêm, mặc dù mức giá đã có sự tăng trưởng, nhưng vẫn thấp hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc hạn chế cho vay bất động sản, kiểm soát nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước đã buộc các nhà đầu tư trong nước tìm kiếm các nguồn vốn khác, trong đó có M&A. Trong khi đó, dưới con mắt của các nhà đầu tư ngoại, lĩnh vực bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, mức sinh lợi cao khi so sánh với các thị trường trong khu vực.
Với diễn biến hiện nay, theo dự báo từ giới chuyên môn, năm 2018 sẽ là một năm kỷ lục mới cho các giao dịch M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Hình thức đầu tư này ngày càng trở nên phổ biến, khi nó kết hợp được thế mạnh của cả hai bên nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm trong khi các doanh nghiệp địa phương sở hữu quỹ đất lớn và am hiểm về trình tự, thủ tục đầu tư…
Hơn nữa, chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ cũng sẽ tạo ra sức hút dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản một cách mạnh mẽ.
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found