[ad_1]
Dự án được chia ra 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng đoạn Dầu Giây – Tân Phú qua tỉnh Đồng Nai, dài 60km, mặt đường rộng 17m, tổng vốn khoảng 7 ngàn tỷ đồng thực hiện theo hình thức BOT. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 dự kiến được phê duyệt trong quý III/2018, sau đó tổ chức đấu thầu quốc tế, lựa chọn nhà đầu tư và bắt đầu thực hiện vào đầu năm 2019.
Giai đoạn 2 xây dựng đoạn Tân Phú – Bảo Lộc, nằm ở 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng với chiều dài khoảng 66km, mặt đường rộng 17m, vốn đầu tư khoảng 17 ngàn tỷ đồng, kinh phí thực hiện huy động vốn vay từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Phần cuối, đoạn Bảo Lộc – Liên Khương nằm ở tỉnh Lâm Đồng dài 73 km, mặt đường rộng 17m, vốn đầu tư khoảng 13 ngàn tỷ đồng.
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có 3 dự án thành phần, bao gồm: đoạn Dầu Giây – Tân Phú; đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương; đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai gồm 2 dự án thành phần là Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc. Theo tính toán sơ bộ, diện tích giải phóng mặt bằng dự án thành phần đoạn Tân Phú – Bảo Lộc gần 1,7 ngàn ha, trong đó qua huyện Tân Phú khoảng 375 ha.
Để triển khai dự án giai đoạn 1 đoạn Dầu Giây – Tân Phú với chiều dài 60km cần sử dụng hơn 460 ha đất, đi qua 4 huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Cụ thể, diện tích đất cho dự án tại huyện Thống Nhất hơn 64 ha, huyện Xuân Lộc trên 16 ha, huyện Ðịnh Quán trên 160 ha và nhiều nhất là huyện Tân Phú gần 220 ha.
Theo kế hoạch được Bộ Giao thông – vận tải phê duyệt, đoạn Dầu Giây – Tân Phú được thực hiện trong thời gian từ năm 2018-2020 và dự kiến khởi công trong năm 2019.
Theo đơn vị tư vấn, các thủ tục liên quan cần phải được triển khai song song thì mới đảm bảo được tiến độ. Đơn vị này cũng cam kết sẽ chuyển ngay thông tin hướng tuyến của dự án, phạm vi giải phóng mặt bằng cho tỉnh cũng như 4 địa phương: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú để cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất, từ đó có phương án giải phóng mặt bằng.
Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020. Tuyến đường được xây dựng nhằm kết nối Lâm Đồng với TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời thay thế quốc lộ 20 đang bị quá tải với hơn 15 ngàn lượt xe/ngày.
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found