[ad_1]
Trong nhiều năm qua, chính sách hỗ trợ nhà tái định cư đã giúp nhiều hộ dân có được chỗ ở ổn định sau khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án trọng điểm. Tuy nhiên, chính sách tái định cư hiện có nhiều bất cập mà việc Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 372 hộ gia đình được mua nhà tái định cư trên địa bàn thủ đô nhưng chưa ký hợp đồng mua bán nhà, cũng chưa nộp tiền và nhận nhà là một ví dụ điển hình.
Tình trạng nhà tái định cư xây dựng xong nhưng không có người đến nhận không phải mới xảy ra tại Hà Nội. Trước đó, Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) từng phải đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư tại Sài Đồng bởi xây dựng xong cách đây hơn 10 năm nhưng các hộ dân không đồng ý việc nhận tái định cư bằng căn hộ mà phải là đất nền. Vì thế, cả 3 tòa đều bị bỏ hoang từ khi xây dựng đến nay.
Một trong các nguyên nhân khiến người dân không mặn mà với nhà tái định cư là chất lượng sống không đảm bảo. Tại TP. HCM, mặc dù thành phố luôn khẳng định chủ trương nhất quán trong chính sách tái định cư là “chỗ ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tại nhiều khu tái định cư trên địa bàn TP, chất lượng sống của người dân chẳng những không bằng mà còn kém hơn nhiều so với nơi ở cũ. Thậm chí có nơi, người dân lâm vào cảnh như sống trên đảo (không có nước sạch sử dụng, đường đi cũng không, căn hộ bị thấm dột triền miên…) như khu TĐC Vĩnh Lộc B.
Trong số những bất cập, tồn tại ở khu tái định cư này, người dân cho biết nỗi khổ lớn nhất là không tìm được việc làm tại chỗ. Phần lớn các hộ dân đều phải quay lại nơi ở cũ để làm việc, con cái phải đi học xa, cách nơi ở mới hàng chục cây số. Không ít hộ dân do chưa tìm được việc làm mới ở nơi tái định cư nên thu nhập ngày càng giảm sút, đời sống dần kiệt quệ. Thực tế cả khu có 1.939 căn hộ nhưng đến nay chỉ hơn 400 căn có người ở, số còn lại bỏ trống đang xuống cấp trầm trọng.
Các chuyên gia xã hội học cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến cuộc sống tái định cư của người dân gặp nhiều khó khăn, trong đó có hai vấn đề cốt lõi là chính sách tái định cư chưa hợp lý và sự tắc trách, thiếu quyết liệt trong cách làm, buông lỏng trong quản lý của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ công quyền.
Điểm hạn chế rõ nhất trong chính sách tái định cư hiện nay là vị trí quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư đều nằm xa trung tâm, ở nơi chưa đảm bảo hạ tầng, giao thông còn hạn chế, chưa được kết nối. Ngoài ra, chính sách việc làm, nguồn sinh kế cho người dân tái định cư cũng chưa thực sự được quan tâm và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
Bàn về giải pháp giúp nhà tái định cư trở nên hấp dẫn hơn với người dân, mới đây UBND TP Hà Nội đề xuất cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Theo cơ chế này, thành phố sẽ tạo quỹ đất, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt.
Về giải pháp để khắc phục những bất cập từ nhà tái định cư, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, cần linh hoạt và đẩy mạnh chính sách tái định cư như đền bù giá cả thỏa đáng để người dân tự tìm chỗ ở.
Về lâu dài, để cuộc sống người dân tái định cư ổn định, cần có chính sách hợp lý trong quy hoạch, xây dựng các khu dân cư, chung cư tái định cư; việc triển khai thực hiện dự án phải quyết liệt và đồng bộ, lấy quyền lợi, nhu cầu người dân làm trung tâm.
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found