[ad_1]
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông – vận tải và UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện triển khai khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. UBND tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát từng trường hợp cụ thể đảm bảo việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đúng đối tượng, công bằng, công khai, minh bạch.
Khung chính sách này thay thế khung chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 265/TTg-KTN ngày 28/2/2014.
Theo thiết kế, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có điểm đầu giao quốc lộ 1 (Ba Bàu, Bình Thuận) cách quốc lộ 1 khoảng 2,58km, điểm cuối giao đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại km43 125,64 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai). Chiều dài đường cao tốc là 98,7km. Quy mô đường cao tốc loại A, vận tốc 120km/giờ, với quy mô 4-6 làn xe, giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe.
Đây là dự án hạ tầng giao thông thí điểm theo hình thức đối tác công – tư (PPP) đầu tiên Việt Nam sử dụng nguồn lực từ khu vực tư nhân, có sự tham gia vốn của Nhà nước để đảm bảo tính khả thi về tài chính của dự án (VGF) nhằm đảm bảo sự hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư tư nhân. Nguồn tài chính của dự án bao gồm: vốn VGF, vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án này hơn 18 ngàn tỷ đồng và là dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Tuyến đường cao tốc này được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, sẽ kết nối Đồng Nai với thành phố du lịch ven biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dự kiến, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ có lưu lượng giao thông cao với tuyến dự án đi qua các khu công nghiệp và các công trình cảng biển và sân bay quốc tế sắp được xây dựng.
Theo Nhịp sống kinh tế
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found