Tiềm năng bất động sản Long An, cập nhật 2022
Các chuyên gia cho rằng 5 năm tới đây sẽ là thời kỳ hoàng kim của thị trường bất động sản vùng ven Tp. Hồ Chí Minh. Trong khi phía Đông tp. HCM nổi lên rất nhiều dự án BĐS tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu thì ở khu vực phía Tây, Long An vẫn chiếm vị trí “độc tôn” nhờ có nhiều cơ hội đầu tư BĐS. Trong bài viết này, hãy cùng Bách Khoa Nhà Đất tìm hiểu tiềm năng bất động sản Long An nhé.
Tôi là Đinh Hoàng Thắng, Chuyên gia đánh giá dự án độc lập, Nhà sáng tạo nội dung bất động sản, Chuyên gia huấn luyện môi giới BĐS, Quản lý cấp cao của batdongsan.com.vn. Vừa rồi tôi có mua một bất động sản tại Đức Hòa, Long An, nên cũng muốn phân tích và giới thiệu về tiềm năng bất động sản ở Long An cho mọi người nhé.
Tiềm năng cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển bất động sản Long An
Khi phân tích tiềm năng bất động sản ở một khu vực, chúng ta cần quan tâm tới cơ sở hạ tầng cứng ở khu vực. Nếu ở đó cơ sở hạ tầng cứng, mà ta hay nói là điện, đường, trường, trạm… có tiềm năng phát triển, thì ở đó khả năng cao bất động sản cũng sẽ phát triển. Hãy cùng xem tiềm năng bất động sản Long An có những gì nhé:
Bất động sản Long An có tiềm năng vì là thủ phủ công nghiệp
Theo khảo sát, tỉnh Long An hiện có 35 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nơi đây đang vận hành 16 cụm khu công nghiệp, với tổng diện tích quy hoạch khoảng 3.800 ha, tỷ lệ lấp đầy lên tới 88,4% và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động.
Các chuyên gia cũng nhận định Long An sẽ là một trong những điểm sáng trên bản đồ đầu tư bất động sản vùng ven do có nhiều dư địa phát triển. Đặc biệt là khi nhà nước dành nhiều nguồn lực để phát triển thì Long An hoàn toàn không thua kém các vùng khác về mức độ liên kết vùng, Long An cũng có các cơ sở phát triển kinh tế như cảng biển và cửa khẩu.
Long An có vị trí chiến lược, nên thị trường bất động sản sẽ rất tiềm năng
Tỉnh Long An thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ở vị trí địa lý rất đặc biệt, thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Long An, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, được coi là gạch nối giữa hai vùng kinh tế quan trọng nhất phía đông và tây nam bộ. Trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.HCM về dịch vụ tài chính công nghệ cao, Long An được coi là địa bàn mở rộng để di dời các cơ sở công nghiệp một cách thuận lợi nhất. Với những lợi thế như vậy thì tiềm năng bất động sản Long An là rất lớn.
Long An và Tiền Giang sẽ xây dựng 3 cây cầu trên trục động lực nối TP.HCM vào năm 2021. Thời gian hoàn thành sau 5 năm, vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, nhà nước và các nguồn khác. Sau khi hoàn thành, ba cây cầu sẽ nối với tuyến đường 827E tạo thành tuyến giao thông liên hoàn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Tiền Giang. Điều này sẽ giúp tăng cường kết nối giao thông giữa các tỉnh Miền Tây và TP. Hồ Chí Minh.
Đây được xem là dự án giao thông nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực thúc đẩy tỉnh Long An và các vùng lân cận phát triển mạnh mẽ thời gian tới.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm được triển khai, góp phần thúc đẩy tiềm năng bất động sản Long An
Long An đã đầu tư hiện đại hóa và mở rộng bảy tuyến đường kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, có tổng kinh phí 2,44 nghìn tỷ đồng từ năm 2021 và sẽ hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2025 cụ thể:
- Đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn, TP.HCM) – ĐT.824 (huyện Đức Hòa, Long An), tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.800 tỷ đồng
- Đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) – ĐT.826C (huyện Cần Giuộc), dự kiến vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng
- TP.HCM cũng đưa vào quy hoạch đường Võ Văn Kiệt nối dài kết nối với tuyến đường tỉnh 822, 823, 823B, 825 (Đức Hòa) với tổng kinh phí 3.300 tỷ đồng.
- Quốc lộ 50 đoạn qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc tổng vốn gần 1.500 tỷ đồng
- Đường Long Hậu (huyện Nhà Bè) – ĐT.826E (huyện Cần Giuộc), dự kiến vốn đầu tư gần 5.100 tỷ đồng.
- Long An và TP.HCM cũng thống nhất đầu tư xây dựng tuyến đường song song Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) – đường trục động lực (Cần Giuộc), tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4.300 tỷ đồng.
- Long An còn mở đường mới phía Tây Bắc (Đức Hòa), dài khoảng 7,5 km, từ đường Nguyễn Thị Tú, đường Vĩnh Lộc với tổng kinh phí khoảng 6.400 tỷ đồng.
Tốc độ đô thị hóa nhanh là một yếu tố đặc biệt quan trọng cho tiềm năng thị trường bất động sản nơi đây
Kết nối giữa Long An và toàn vùng được triển khai với mạng lưới giao thông thông qua phát triển các tuyến quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh, Đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Sự hình thành và phát triển của các khu, cụm công nghiệp đã tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, tập trung dân cư và góp phần mở rộng các thành phố, thị xã. Đồng thời sẽ hình thành nhiều khu dân cư đô thị mới tại Long An. Theo quy hoạch, Long An dự kiến phát triển 29 khu đô thị vùng giáp ranh TP.HCM từ năm 2021 đến 2030.
Ở nơi đây cũng đã hình thành nhiều khu đô thị mới như Waterpoint, Trần Anh Riverside, Cát Tường Phú Sinh, La Vila, Green City, The Sol City, Bella Villa… Tiềm năng bất động sản Long An theo đó dần được quan tâm bởi các nhà đầu tư BĐS.
Tiềm năng cơ sở dân cư cũng góp phần thúc đẩy bất động sản Long An phát triển
Từ năm 2016 đến năm 2020, Long An đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,11%/năm. Với dân số gần 2 triệu dân (đứng thứ 15 cả nước), Long An cũng là nơi tập trung đông dân cư và nguồn lao động trẻ dồi dào giúp cho các chiến lược phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Long An được đánh giá là một trong những vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, là vùng giáp ranh với các thành phố trong chiến lược phát triển các vùng kinh tế lớn phía Nam.
Phương hướng chính là phát triển vùng kinh tế quan trọng với 9 huyện thị phía Đông Nam gồm các huyện Tân An và huyện Đức Hòa, Cần Đước, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Đức Huệ, Thạnh Hóa… Theo đó tiềm năng bất động sản Long An sẽ còn rất lớn.
Mục đích phát triển khu vực các khu vực này trở thành khu vực liên quan trực tiếp đến các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội với thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối phát triển công nghiệp và dịch vụ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Có nên đầu tư vào bất động sản ở Long An?
Long An giáp TP.HCM, nhưng hiện giá đất vẫn còn rẻ hơn so với bất động sản tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, do vậy có nhiều tiềm năng để lên giá và đầu tư.
Long An chậm hơn Bình Dương và Đồng Nai về tốc độ phát triển hạ tầng giao thông, nhưng điều này sẽ làm tăng dư địa giá trị tài sản của Long An trong tương lai khi nhiều tuyến đường lớn như đường cao tốc Bến Lức Long Thành đang được xây dựng, đường Vành Đai 3, Vành Đai 4.