[ad_1]
Những tiềm năng phát triển thành phố bên sông tại Hà Nội đã được các chuyên gia tài chính – bất động sản (BĐS) – kinh tế và quy hoạch chia sẻ tại buổi tọa đàm “Quy hoạch và phát triển thành phố bên sông” được tổ chức vào ngày 27/05 vừa qua.
Sức hút của “thành phố bên sông”
Nếu nhìn về lịch sử hình thành của các nền văn hóa lớn trên thế giới thì chúng ta thấy những nền văn hóa, văn minh này đều gắn liền với các dòng sông như Ai Cập (sông Nin), Paris (sông Seine), London (sông Thames), Trung Quốc (sông Hoàng Hà),… Tại Việt Nam, ai cũng biết Hà Nội nằm trên lòng của con sông Hồng, là nơi hình thành và phát triển một Thủ đô văn minh, thanh lịch, hào hoa.
Lý giải về sức hút của các “thành phố bên sông”, ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group cho biết: “Theo phong thủy, nước giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nguồn năng lượng sống tích cực là nguồn cội của thịnh vượng, sinh sôi, sức khỏe và tài lộc. Chính vì thế, sức hút của BĐS bên sông chưa bao giờ hạ nhiệt. Hà Nội trước kia chỉ có cầu Long Biên nên bên trái chưa được phát triển nhưng giờ chúng ta có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân,… Tất cả những cây cầu có vai trò quan trọng trong việc phát triển bên tả. Theo đó, nó sẽ chuyển những luồng khí từ bên hữu sang bên tả, góp phần làm sầm uất những thành phố 2 bên bờ sông”.
Quy hoạch “thành phố bên sông” làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Ở góc độ quy hoạch, TS. KTS Trương Văn Quảng – Phó Tổng thư ký Hội Quy Hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết: “Thành phố bên sông là chủ đề được quan tâm trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc quy hoạch”.
Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTG ngày 31/3/2016, trong giai đoạn 2016-2030, Hà Nội sẽ xây dựng thêm 14 cây cầu qua sông Hồng, Đuống.
Với việc xây mới và đưa vào khai thác các cây cầu này sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, khép kín và tạo sự kết nối với các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 3,5 và Vành đai 4 mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc mở thêm hướng phát triển đô thị Hà Nội về phía Bắc sông Hồng.
Đại diện Cenland tặng hoa khách hàng tọa đàm.
Các nhà đầu tư nhìn thấy điều gì ở khu vực phía Bắc sông Hồng
“Sự phát triển của khu vực phía Bắc sông Hồng có nét tương đồng với những gì đã xảy ra ở Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, do kết nối giao thông chưa thuận tiện nên Thủ Thiêm không phải là một địa bàn được người mua nhà ưa chuộng, giá nhà ở đây còn ở mức thấp, chỉ 20 – 25 triệu/m2. Nhưng thời điểm hiện tại, giá đất ở đây lên tới hơn 100 triệu/m2, nhờ vào việc phát triển hạ tầng, nối bờ Bắc và bờ Nam của Sài Gòn.
Tương tự tại Hà Nội, khi có những cây cầu bắc qua sông Hồng thì BĐS khu vực phía Đông Bắc của thành phố sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Chắc chắn, trong thời gian tới đây khi những cây cầu hoàn thành và việc đồng bộ hóa quy hoạch bên bờ sông Hồng, chúng ta sẽ thấy diện mạo khu vực Đông Bắc thay đổi toàn bộ. Tôi tin chắc đây sẽ là cơ hội rất lớn cho tất cả chúng ta, những người quan tâm đến thị trường BĐS.” Đó là nhận định của ông Phạm Thanh Hưng, chuyên gia bất động sản.
Khai Sơn City – một trong những dự án trọng điểm tại Long Biên.
Ngoài những tên tuổi lớn trong nước được nhắc tới như Geleximco, BIM Group, Vingroup, Sun Group, Khai Sơn,… đều tham gia vào việc này. Với những dự án sở hữu quy mô lớn sẽ mang đến tiềm năng rất lớn của đầu tư BĐS.
Những người đi trước, những người nắm bắt được quy hoạch, những người nhìn trước được xu thế hình thành KĐT trong tương lai luôn luôn là người chiến thắng trong lĩnh vực đầu tư BĐS”, ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group khẳng định.
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found