[ad_1]
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM, trường hợp có hai đơn vị đăng ký nghiên cứu, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trở lên sẽ tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện theo quy định. Thời gian thực hiện tối đa sáu tháng. Báo cáo đạt kết quả tốt nhất sẽ được lựa chọn làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
Trường hợp chỉ có liên danh Công ty Phát Đạt – Công ty 620 – Công ty 168 và công ty IPC quan tâm đăng ký thì giao cho liên danh này lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 và di dời cảng Tân Thuận.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cũng đã có văn bản nêu ý kiến về việc đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 tại TP.HCM. Tại văn bản này, Bộ KH&ĐT nêu rõ, Bộ không đủ cơ sở để có ý kiến đối với đề xuất của UBND TP.HCM lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu.
Theo Bộ KH&ĐT, Điều 26 Luật Đấu thầu quy định, nếu dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các Điều 20, Điều 22 Luật Đấu thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
Liên quan đến Dự án Xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, tại Văn bản số 8651/BKHĐT-QLĐT ngày 17/10/2016, Bộ KH&ĐT đã đề nghị UBND TP.HCM giải trình bổ sung tính đặc thù của dự án về giải pháp kỹ thuật, tài chính, hiệu quả kinh tế và lý do lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
Tuy nhiên, về lý do lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, UBND TP.HCM chưa nêu rõ tính đặc thù riêng biệt của dự án mà không thể áp dụng được đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20, Điều 22 Luật Đấu thầu (chỉ nêu lý do hết sức chung chung là để giải quyết ùn tắc giao thông).
UBND Thành phố cũng chưa nêu rõ lợi ích kinh tế, hiệu quả, tiết kiệm thời gian khi áp dụng lựa chọn nhà đầu tư theo Điều 26 Luật Đấu thầu hoặc những tác động tiêu cực khi Dự án phải thực hiện đấu thầu rộng rãi.
Đáng lưu ý, về phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, UBND TP.HCM không đề cập đến phương án, bao gồm: cách thức lựa chọn, trình tự thủ tục của quá trình lựa chọn nhà đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.
Riêng về chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, tại Văn bản giải trình số 1901/UBND-DA, UBND TP.HCM mới đề cập đến kinh nghiệm nhà đầu tư và năng lực tài chính một cách chung chung, chưa đề cập đến khả năng huy động, thu xếp vốn đầu tư vào dự án (bao gồm cả việc di dời các cầu cảng) nhằm đảm bảo tính khả thi trong thực hiện dự án.
Được biết, tháng 12/2016, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối từ khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) sang đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) với tổng chiều dài khoảng 2.160 m gồm 6 làn xe, tổng mức đầu tư trên 5.200 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT).
Nguồn vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cảng, di chuyển thiết bị… sẽ do nhà đầu tư ứng trước. Phương án hoàn vốn cho công tác di dời cảng Tân Thuận sẽ thanh toán cho nhà đầu tư bằng chính quỹ đấy tại cảng này và các vị trí khác trên địa bàn TP.HCM.
Để thực hiện dự án này, TP.HCM dự kiến đổi 2 khu đất vàng tại quận 1 và quận 3, quỹ đất thuộc cảng Tân Thuận và 13 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và quận Thủ Đức cho nhà đầu tư.
Trong đó, TP.HCM sẽ dùng 11 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích gần 100.000 m2. Giá trị quyền sử dụng đất ước tính đủ để cân đối thanh toán cho phần chi phí xây lắm và thiết bị của cầu Thủ Thiêm 4 hoảng 3.201 tỷ đồng.
5 lô đất còn lại nằm rải rác trên địa bàn TP.HCM để cân đối thanh toán cho phần kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng phía quận 7 và các chi phí khác. Các lô đất này bao gồm khu đất vàng tại số 462-464 đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) và số 540/21 đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3). Tổng diện tích của hai khu đất này gần 13.000 m2.
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found