Dòng vốn nước ngoài tiếp tục rót mạnh vào bất động sản Việt Nam

[ad_1]

Cụ thể, tại Tp.HCM, năm 2015, đạt 1,497 tỷ USD (chiếm 53,3%); năm 2016, có sự sụt giảm, chỉ đạt 1 tỷ USD; năm 2017, tăng mạnh, đạt 1,01 tỷ USD; trong 5 tháng đầu năm 2018, đạt 216,3 triệu USD.

Tính đến hết năm 2017, toàn thành phố có 7.372 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 45 tỷ USD. Các nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS là từ Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan, Hoa Kỳ, Trung quốc. 

Điển hình tại Tp.HCM là Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng; Công ty Nam Long hợp tác với Hankyu Hanshin Toho Group, và Nishi Nippon Railroad (Japan); Công ty Tiến Phước, Trần Thái hợp tác với Keppel Land (Singapore); Công ty Tiến Phát hợp tác với Sanyo Home (Japan); Công ty An Gia hợp tác với Creed Group (Japan); Công ty Phúc Khang hợp tác với Mitsubishi Corporation (Japan), và quỹ Genesis Global Capital (Singapore); CII hợp tác với Hongkong Land; Sơn Kim Land hợp tác với Hankyu Hanshin; Capitaland, VinaCapital, Lotte, Dragon Capital… 

Trong đó, nguồn kiều hối gửi về nước hàng năm giữ ở mức trên dưới 10 tỷ USD, trong đó, Tp.HCM chiếm khoảng 50%, và có khoảng 21% đầu tư vào BĐS. Trong năm 2017, đã có 11 doanh nghiệp BĐS lên sàn chứng khoán. Trong hơn 5 tháng đầu năm 2018, đã có 4  doanh nghiệp lên sàn là Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup, Net Land, Văn Phú Invest, Đạt Phương. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp BĐS lên sàn chứng khoán như Hưng Thịnh Construction, Cenland, MBland, Hải Phát… Đây là hướng đi phù hợp và hiệu quả nhằm khẳng định uy tín thương hiệu, tính minh bạch và giải trình, tạo điều kiện huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. 

Theo đánh giá của HoREA,nguồn vốn FDI, một trong những thước đo kết quả hội nhập của nền kinh tế, của thị trường BĐS nước ta. Trong đó, thị trường BĐS thường giữ vị trí thứ 3 trong việc thu hút vốn FDI, đồng thời, bổ sung thêm nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp trong xu thế các ngân hàng thương mại đang dần hạn chế cấp tín dụng BĐS. 

Theo báo cáo của HoREA có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng mạnh nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS.

Thứ nhất, nhà nước đã thay đổi chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh BĐS, nhà ở; đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh BĐS tương tự nhà đầu tư trong nước; 

Thứ hai, nuớc ta giữ vững ổn định chính trị, kinh tế đang tăng trưởng vững chắc, nhiều doanh nghiệp Việt có năng lực và uy tín thương hiệu, đặc biệt là tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh, dự kiến chiếm 50% dân số trong 10 năm tới. Các yếu tố này giúp thị trường BĐS hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn. 

[ad_2]
Tây Nam Land

Block "lien-he-footer" not found

Hãy Cho Chúng Tôi Biết

LIÊN HỆ ĐỊA ỐC TÂY NAM LAND

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo
HOTLINE TƯ VẤN 24/7
Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư
 




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *