[ad_1]
Trong năm 2018, ngành xây dựng tiếp tục tập trung triển khai các chương trình phát triển nhà ở trọng điểm. Song theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Xây dựng, việc triển khai các chương trình này còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là thiếu nguồn vốn để thực hiện.
Hiện, có hàng loạt các chương trình phát triển nhà ở đã và đang được triển khai trên cả nước, bao gồm: chương trình nhà ở cho người có công với cách mạng, chương rình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn, chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long, chương trình nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị và công nhân khu công nghiệp…
Khó khăn trong triển khai thực tế
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, qua nhiều giải pháp gỡ vướng mắc về nguồn vốn, đến nay, hơn 8.000 tỷ đồng cho chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công đã được chuyển về cho địa phương triển khai thực hiện nhằm hoàn thành chương trình trong năm nay.
Tính đến hết tháng 4/2018, cả nước đã hoành thành hỗ trợ nhà ở cho 121.361 hộ và đang thực hiện hỗ trợ 128.081 hộ. Dự kiến đến quý 2/2018 sẽ hoàn thành hỗ trợ cho khoảng 100.000 hộ, gồm 42.400 hộ xây mới và 56.800 hộ sửa chữa.
Về chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn, tổng nhu cầu vốn theo đề án của các địa phương trong giai đoạn 2016-2020 là khoảng 6.700 tỷ đồng.
Hiện đã hỗ trợ vay vốn 63.463 hộ với tổng vốn đã cho vay là 1.602 tỷ đồng. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2018, hỗ trợ được 3.574 hộ với số vốn đã cho vay hơn 89 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản cho biết: qua thực tế triển khai, hầu hết các địa phương đều cho rằng chương trình hỗ trợ nhà ở theo quyết định số 33/TTg không hấp dẫn được người dân tham gia như giai đoạn 1 do phương thức hỗ trợ đã chuyển sang hỗ trợ tín dụng hoàn toàn, không còn hỗ trợ “cho không”.
Vì thế, số hộ đăng ký vay vốn giảm (còn 268.000 hộ thay vì 311.000 hộ). Ngoài ra, số vốn cho mỗi hộ dân vay 25 triệu là quá ít, không đủ để người dân làm nhà trong thời điểm hiện tại, do nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng, người thân cũng như bản thân hộ nghèo còn hạn chế.
Số liệu từ đề án của các địa phương cho thấy, các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ đa số là các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 60,8%) nên việc huy động nguồn lực từ họ hàng, gia đình gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, người dân mong muốn được nâng mức vốn cho vay.
Nguồn vốn như muối bỏ bể
Về chương trình nhà ở xã hội, đã hoàn thành đầu tư xây dựng 186 dự án với quy mô khoảng 75.500 căn, tương đương với 5,81 triệu m2 nhà ở. Dự kiến quý 2/2018 sẽ hoàn thành thêm 1.000 căn hộ. Hiện tại, cả nước đã phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung, vì vậy việc đảm bảo nhà ở cho công nhân là vấn đề lớn.
Đến 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5m2/người) và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở và để đáp ứng nhu cầu nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay mà chương trình này gặp phải là gói tín dụng cho vay ưu đãi các dự án nhà ở xã hội lãi suất thấp 30.000 tỷ đồng kết thúc từ năm 2016 khiến nhiều người thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà chưa tiếp cận được vốn vay, nhiều dự án bị dừng cho vay, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ.
Năm 2018, Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn 1.000 tỷ đồng (vốn Nhà nước cấp 500 tỷ đồng, ngân hàng tự huy động 500 tỷ đồng) đã được phân giao về các địa phương triển khai cho vay.
Trong đó, Hà Nội và Tp.HCM được được phân nguồn vốn lớn nhất, mỗi nơi 50 tỉ đồng. Các thành phố khác như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… được phân bổ khoảng từ 10 tỉ đồng trở xuống, tùy theo điều kiện của từng địa phương. Như vậy, nguồn vốn cho vay hiện nay là rất ít so với nhu cầu.
Hơn nữa, nguồn vốn này chỉ dành cho người dân thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, không dành cho vay với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, không được vay ưu đãi, trong khi các khoản vay thương mại có điều kiện khắt khe hơn, lại có mức lãi suất cao nên họ rất khó tham gia phát triển nhà ở xã hội.
Hà Nội vừa đề xuất Chính phủ đồng ý để thành phố xây dựng các căn nhà từ 35m2- 40m2 có mức giá từ 200 – 400 triệu đồng/căn để bán cho công nhân. Qua đó, tạo nhà ở cho hàng nghìn lao động đang làm việc tại khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Năm 2018, UBND thành phố Hà Nội cũng phân bổ 50 tỷ đồng thông qua Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội để cho vay nhà ở xã trên địa bàn. Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay. Hiện mức lãi suất cho vay của chương trình là 4,8%/năm (0,4%/tháng).
Theo ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội, tính trung bình mức vay mua nhà xã hội, thì chỉ khoảng 150 người có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này. Đây là con số rất nhỏ so với hàng ngàn hộ gia đình thuộc đối tượng được vay đang có nhu cầu vay vốn ưu đãi trên địa bàn Thủ đô.
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found