[ad_1]
Robot TBM vừa hoàn thành khoan xong tuyến hầm phía Tây (đường hầm thứ 2) thuộc dự án tàu điện Bến Thành Suối Tiên nối ga Ba Son với ga Nhà hát TP dài 781m, trước đó rotbot này cũng đã hoàn thành đường hầm đầu tiên phía Đông.
Cuối tháng 5 năm ngoái, robot TBM hiện đại bậc nhất từ Nhật Bản bắt đầu cuộc hành trình khoan đường hầm dài khoảng 781m dưới lòng đất Sài Gòn, nối hai đầu nhà ga Ba Son và nhà ga Nhà hát TP của tuyến metro số 1.
FECON đã được liên danh nhà thầu Shimizu-Maeda lựa chọn để tham gia vận hành trực tiếp thiết bị khoan TBM cho công tác đào hầm metro tại dự án đường sắt đô thị số 1 đoạn Bến Thành – Suối Tiên
Theo những nhà chuyên môn thì đây là chiếc robot khoan ngầm theo phương pháp đào TBM, có công nghệ tiên tiến bậc nhất, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, công nghệ này kiểm soát tốt tốt lún, sụt, giảm thiểu tác động đến môi trường giao thông, và đẩy nhanh được tiến độ.
Robot TBM có chiều dài 70m và nặng tới 300 tấn, sau khi hoàn thành xong đường hầm đầu tiên, robot này tiếp tục nhiệm vụ khoan đường hầm thứ 2 ở phía Tây nối đi từ ga Ba Son qua các đường Tôn Đức Thắng, Ngô Văn Năm, Nguyễn Siêu… đến ga Nhà hát TP hiện cũng sắp hoàn thành.
Đến nay, robot này đã chính thức hoàn tất một đường hầm ở phía đông, đoạn ngầm ga Ba Son – Nhà hát TP, tổng chiều dài đường hầm là 781 m, lắp đặt 3.900 tấm vỏ hầm.
Đây là đường hầm thứ 2 thuộc hệ thống tuyến đường sắt metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Đường hầm này có độ sâu dưới lòng đất 10m – 20m.
Hiện đơn vị thi công đã lắp được 470m đường hầm. Mỗi ngày lắp được khoảng 10m vỏ hầm. Theo đại diện liên doanh nhà thầu Shimizu – Meada (Nhật Bản), sau khi hoàn tất việc lắp vỏ hầm, đường ray, đơn vị thi công sẽ khẩn trương lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và các công trình phụ trợ dưới hầm để bàn giao dự án đúng tiến độ.
Hệ thống đường hầm metroline dưới lòng đất Sài Gòn là công trình quan trọng thuộc Dự án metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012. Dài gần 20 km, tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương).
Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
[ad_2]
Nam Phong Sài Gòn
Block "lien-he-footer" not found