[ad_1]
Nhưng sau nhiều tháng, nhiều quận huyện vẫn lúng túng vì nhiều vướng mắc, hồ sơ người dân bị ngưng trệ…
Loay hoay gỡ vướng
Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) huyện Nhà Bè ông Võ Phan Lê Nguyễn cho biết, chuyển mục đích sử dụng đất liên quan đến kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Những dự án có đầy đủ pháp lý việc thực hiện rất thuận lợi, trong khi đối với cá nhân rất khó, vì chưa tính đến từng thửa đất được. Nếu căn cứ vào Luật Đất đai, không cho người dân chuyển mục đích sử dụng đất đối với các khu vực quy hoạch là khu dân cư xây dựng mới, lại không có cơ sở pháp lý.
Nhưng nếu cho chuyển thì phá vỡ quy hoạch của địa bàn. Bên cạnh đó, đang có tình trạng trên 1 giấy chứng nhận có nhiều thửa đất trong khi chỉ thu hồi toàn bộ giấy chứng nhận, không cho thu hồi từng thửa đất.
Để tháo gỡ những vướng mắc trên, ông Nguyễn cho rằng Sở TN-MT cần có hướng dẫn cụ thể để địa phương đăng ký kế hoạch sử dụng đất, và chuyển mục đích sử dụng đất cho cá nhân.
Trong Luật Đất đai chỉ quy định đất ở, đất nông nghiệp và các loại đất khác. Các loại đất nêu trên bản chất vẫn là đất ở, nếu không giải quyết sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người dân. Tuy nhiên, trong quy hoạch xây dựng lại có các loại đất như đất hỗn hợp, đất xây dựng mới… Như vậy, quy hoạch xây dựng không khớp với quy hoạch đất đai. Quyết định 60 đã giải quyết đúng tinh thần quy hoạch đất đai, nhưng lại lệch với quy hoạch xây dựng, nên đã xảy ra bất cập. Do vậy, chỉ khi nào 2 quy hoạch này tương ứng với nhau mới giải quyết được.
Ông NGUYỄN TOÀN THẮNG,
Giám đốc Sở TN-MT TPHCM
Ông Thái Bỉnh Nghĩa, Trưởng phòng TN-MT huyện Hóc Môn, cho biết theo Điều 191 Luật Đất đai 2013, người nhận chuyển nhượng, người nhận tặng, cho đối với đất nông nghiệp phải là người trực tiếp sử dụng đất.
Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp cha mẹ cho con theo thừa kế, nhưng người con lại không trực tiếp làm nông nghiệp nên cũng vướng. Liên quan đến công tác chuyển mục đích sử dụng đất, hiện nay theo quy định phải căn cứ vào quy hoạch và chỉ có đất ở đô thị và đất ở nông thôn được chuyển mục đích. Trong khi đó, tại Hóc Môn các đồ án quy hoạch 1/2.000 có đất hỗn hợp, đất khu dân cư xây dựng mới, đất xây dựng thấp tầng, đất du lịch sinh thái… liệu có được chuyển mục đích?
Ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng TN-MT huyện Bình Chánh, cho biết theo Quyết định 60 việc tách thửa đối với đất nông nghiệp chỉ được giải quyết đối với đất quy hoạch để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều khu vực là đất nông nghiệp nhưng đã được quy hoạch là đất dân cư xây mới, hoặc đất hỗn hợp… Người dân có đất nông nghiệp trong những quy hoạch này không được giải quyết tách thửa.
“Việc tách thửa không làm thay đổi bản chất quy hoạch, nếu người dân có nhu cầu cần xem xét giải quyết cho dân. Tại huyện Bình Chánh, trường hợp này rất nhiều nhưng vướng quy định không tách thửa được nên người dân rất bức xúc” – ông Hùng phản ảnh.
Cũng liên quan đến tách thửa, ông Thân Thế Hùng, Trưởng phòng TN-MT quận 12, cho hay Quyết định 60 chỉ giải quyết tách thửa cho đất dân cư hiện hữu và hiện hữu chỉnh trang. Tuy nhiên, quận 12 hiện nay có 9 loại đất ở được phê duyệt, như đất biệt thự vườn, đất dân cư xây mới, đất dân cư kết hợp phát triển du lịch, đất mật độ cao, mật độ thấp…
“Theo quy định những trường hợp này có được giải quyết cho tách thửa” – ông Hùng đặt vấn đề.
Nhận diện loại đất để tách thửa và chuyển mục đích theo luật vướng nhiều bất cập.
Thủ tục lòng vòng, lẩn quẩn
Bà Huỳnh Thị Vang, Trưởng phòng TN-MT huyện Củ Chi, một trong những địa phương có tình trạng trễ hạn hồ sơ nhiều nhất, cho biết từ khi thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký (VPĐK) đất đai huyện Củ Chi đến nay liên tục xảy ra tình trạng trễ hạn. Từ đầu năm đến nay, huyện chuyển 3.190 hồ sơ thuộc thẩm quyền của VPĐK đất đai lên TP, nhưng chỉ có 32 hồ sơ trả lại đúng hạn, chiếm tỷ lệ 1%, tức 99% hồ sơ trễ hẹn Trong đó khoảng 78% hồ sơ trễ hẹn 11-20 ngày.
“Việc trễ hạn khiến người dân rất bức xúc. Huyện kiến nghị có giải pháp giải quyết tình trạng này, hoặc có cơ chế ủy quyền để giải quyết dứt điểm hồ sơ của người dân” – bà Vang đề xuất.
Ông Dư Huy Quang, Giám đốc VPĐK đất đai TP, cho hay dù VPĐK đất đai TP được ủy quyền ký giấy chứng nhận, nhưng bất cập ở chỗ chỉ giám đốc được phép ủy quyền, các phó giám đốc không ký giấy. Bên cạnh đó, VPĐK đất đai TP cũng phải mất thời gian chuyển hồ sơ về đóng dấu của Sở TN-MT.
Trong khi đó, đại diện Sở TN-MT TP cũng cho biết nếu không phân cấp, ủy quyền việc giải quyết hồ sơ của người dân sẽ tiếp tục trễ hạn. Được biết Bộ TN-MT đã chấp thuận cho các sở TN-MT được ủy quyền cho giám đốc các chi nhánh ký giấy. Và Sở TN-MT TP đang chuẩn bị hoàn thiện quy trình thủ tục để triển khai trong tháng 6.
Tây Nam Land
Block "lien-he-footer" not found