Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý cát xây dựng

[ad_1]

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nghiêm chủ trương không xuất khẩu khoáng sản thô (bao gồm cả cát); chỉ xuất khẩu các loại sản phẩm đã qua chế biến sâu, có giá trị. Đối với sản phẩm cát trắng silic, cát vàng làm khuôn đúc đã qua sơ chế nhưng đã ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài trước ngày 15/9/2017, phù hợp với các quy định của pháp luật về xuất khẩu hiện hành được tiếp tục xuất khẩu.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi có doanh nghiệp xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng làm khuôn đúc với các đối tác nước ngoài) tổ chức kiểm tra thực tế và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác các hợp đồng đã ký (thời gian, khối lượng cát xuất khẩu); xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tổng thể về cung cầu cát trắng silic trên thế giới và trong nước; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất giải pháp khai thác, chế biến, sử dụng hiệu quả, bền vững phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; khẩn trương điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Tư pháp nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng phù hợp với quy định; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách về thuế tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý tài nguyên cát. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ liên quan nghiên cứu tổng thể quy hoạch các loại khoáng sản, trong đó có cát.

Hiện nay, theo đánh giá của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) do số lượng và trữ lượng các mỏ cát dần cạn kiệt, một số địa phương có nhu cầu sử dụng cát lớn nhưng không có nguồn cát tại chỗ; một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với công tác quản lý khai thác sử dụng cát và tài nguyên, chưa có biện pháp ngăn chặn đầu cơ, tích trữ cát xây dựng trái phép… dẫn đến giá cát xây dựng biến động lớn ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng và các hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, giá cát sỏi trong thời gian qua luôn có sự biến động do tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu này. Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đánh giá, hiện nguồn khai thác cát được cấp phép hợp pháp chỉ đáp ứng được khoảng 60 – 65% nhu cầu xây dựng tại các đô thị lớn, những vùng kinh tế phát triển cần đẩy mạnh hạ tầng giao thông.

Dự báo số lượng cát được sử dụng sẽ ngày càng tăng cao hơn, sẽ đạt 130 triệu m3/năm vào năm 2020 trong khi cách đây 2 năm nhu cầu cát xây dựng còn ở mức khoảng 92 triệu m3. Theo đó, nhu cầu từ năm 2016 – 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3.

Điều đáng lo từ một con số ước tính khoảng 35 – 40 triệu m3 cát mỗi năm hiện đang được sử dụng vào các công trình xây dựng, công trình giao thông thuộc diện không rõ nguồn gốc hay gọi cách khác là cát tặc, cát lậu. Với mức độ sử dụng cát như hiện nay, nhiều ý kiến lo ngại đến năm 2020 sẽ không còn cát phục vụ công trình xây dựng.

[ad_2]
Nam Phong Sài Gòn

Block "lien-he-footer" not found

Hãy Cho Chúng Tôi Biết

LIÊN HỆ ĐỊA ỐC TÂY NAM LAND

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo
HOTLINE TƯ VẤN 24/7
Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư
 




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *